van-hoa-doanh-nghiep

Tháng Mười Hai 16

0 comments

Văn hoá doanh nghiệp và giá trị cốt lõi của PITO

Hai năm “ăn chay nằm đất” vừa qua là thời gian “chạy” không ngừng nghỉ của chúng tôi, khi khối lượng công việc luôn rất nhiều và nhân sự luôn thiếu. Hành trình của chúng tôi, một nhóm nhỏ gắn kết, đã hình thành văn hoá doanh nghiệp của PITO nhưng chưa có dịp để gọi tên những nét văn hoá đó. 

Ở hiện tại, tuy vẫn luôn ở tâm thế của những ngày đầu, nhưng chúng tôi bắt đầu có nhiều người đồng hành hơn. Để có được sự thấu hiểu và cùng đi xa hơn, chúng tôi nhìn lại, và đúc kết từ những bài học, giá trị của mình trong 2 năm và định danh những giá trị cốt lõi cùng với việc xây dựng bộ Culture Deck (tạm dịch là bản tiêu chuẩn văn hoá doanh nghiệp). 

PITO-van-hoa-doanh-nghiep
Team PITO trong ngày mừng văn phòng mới vào năm 2020

Từ Agile, Max Communications, Netflix đến những giá trị cốt lõi của PITO

Từ những ngày đầu, PITO đã áp dụng tư duy Agile và phương pháp Scrumban (Scrum kết hợp Kanban) cho tất cả các team, chứ không riêng team Development. Tất cả công việc đều hướng đến lợi ích của người dùng cuối là khách hàng và đối tác. Chúng tôi làm mọi thứ với khả năng phối hợp cao độ, ra quyết định nhanh mà không cần thông qua cấp trên, và từ chối hay loại bỏ ngay những quy trình thủ tục có thể gây ra sự quan liêu.  

Trong một lần gần đây tình cờ đọc cuốn sách Powerful: Building a Culture of Freedom and Responsibility (tựa tiếng Việt “Cách Netflix xây dựng con người: sức mạnh của văn hoá tự do và trách nhiệm”), từng trang sách là từng phát hiện thú vị về sự tương đồng về văn hoá doanh nghiệp của chúng tôi đang có và mong muốn hướng đến. Và tất cả chúng tôi cùng đọc, hào hứng thảo luận với nhau. Đây quả là một cuốn cẩm nang cho việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại PITO.

Khi đọc Powerful, tôi hồi tưởng về khoản thời gian may mắn được làm thực tập sinh trong những năm học đại học và làm việc sau khi ra trường tại Max Communications, công ty PR đầu tiên ở Việt Nam. 

Thời điểm tôi vào phụ việc tại Max, công ty chỉ có 7 người nhưng mỗi cá nhân đều là những người xuất sắc, với profile đáng nể. Tuy ít nhân sự nhưng Max làm nhiều dự án lớn. Các anh chị bản lĩnh, phối hợp ăn ý trong mọi việc, dù đó có thể là việc mới, khó. Mỗi người phụ trách vài khách hàng và toàn quyền quyết định tất cả mọi thứ trong các dự án. Điều này giúp cho các dự án thực hiện nhanh và kết quả thường vượt mong đợi của khách hàng.   

Tuy là một thực tập sinh làm việc không toàn thời gian, nhưng chỉ trong vài năm tôi đã có cơ hội học được rất nhiều thứ, từ việc xây dựng proposal hay ngay cả việc đi thương thảo một hợp đồng lớn với khách hàng, hay tham dự những buổi đấu thầu quan trọng của công ty. Với một nhân sự non trẻ và không chính thức như mình ở thời điểm đó, tôi chỉ có mơ mới được trao cơ hội và được tin tưởng như vậy, và Max đã cho tôi điều đó. 

Tôi luôn biết ơn vì được là một người em trong đội ngũ này, chúng tôi vẫn thường gọi đây là “Dream team” mỗi khi nhắc lại.

Những kinh nghiệm và trải nghiệm có được từ thực tế, từ quan sát và từ gợi ý của Netflix, cùng với mong muốn của đội ngũ về một nơi làm việc lý tưởng, chúng tôi đúc kết để định danh và nuôi dưỡng những giá trị cốt lõi của mình. 

Mục đích và nhiệm vụ của PITO

Với khách hàng, chúng tôi giúp kết nối mọi người tại nơi làm việc với nhau thông qua những bữa ăn ngon, những bữa tiệc ý nghĩa, tận nơi.

Với đối tác, chúng tôi tạo ra những cơ hội kinh doanh catering giúp các nhà hàng tăng giá trị thương hiệu và doanh thu bền vững.

5 giá trị cốt lõi của PITO

  1. Agile – Cách chúng tôi tư duy và làm việc.
  2. Ubuntu – Cách chúng tôi xây dựng & nuôi dưỡng cộng đồng.
  3. Self-directed learning – Cách chúng tôi học.
  4. Radical Candor – Cách chúng tôi suy nghĩ và cư xử.
  5. Multiplier – Cách chúng tôi tuyển dụng và xây dựng đội ngũ.

Agile – Cách chúng tôi tư duy và làm việc.

Agile (nhanh nhẹn) là một cách tiếp cận trong quản lý dự án và phát triển phần mềm xuất hiện chính thức từ năm 2001, sau bản tuyên ngôn Agile Manifesto tại Mỹ của 17 nhà phát triển phần mềm gạo cội. 

Nếu như với cách tiếp cận dự án theo kiểu thác nước Waterfall truyền thống (thường được trình bày dưới dạng sơ đồ Gantt), khách hàng chỉ đưa yêu cầu và nhận sản phẩm cuối cùng, trong đa số trường hợp thì sản phẩm “không dùng được” vì nhà phát triển phần mềm và khách hàng không hiểu nhau. Thì cách tiếp cận của Agile đã giúp cho các sản phẩm công nghệ được phát triển nhanh hơn, chất lượng hơn, và sản phẩm “dùng được” như ý khách hàng.

Từ đó đến nay, nhiều sản phẩm công nghệ lớn ra đời được thực hiện theo Agile, có thể kể tên như Spotify, Siri. Đa phần các công ty công nghệ đều áp dụng Agile vào quản lý dự án. 

Agile hay đến mức nó đã vượt ra khỏi lĩnh vực phát triển phần mềm, nhiều lĩnh vực khác đã đưa agile vào các dự án của họ. Ngay cả những công ty hay tổ chức lâu đời nhờ áp dụng agile đã có được sự chuyển mình ngoạn mục, đem đến cải tiến trong sản phẩm và dịch vụ vượt sự mong đợi của khách. Điển hình có thể nhắc đến ngân hàng Barclay hơn 300 năm tuổi, hay SRI International, tiền thân là Học viện nghiên cứu Stanford (Stanford Research Institute) nơi phát minh ra Siri (được Apple mua lại). 

Từ những ngày đầu, PITO đã áp dụng cách tiếp cận Agile. Dù đa phần các phương pháp và tài liệu đều dành cho việc phát triển phần mềm, nhưng chúng tôi đã trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm… để có thể đưa cách tiếp cận Agile và các phương pháp Scrum, Kanban, hay kết hợp Scrumban vào từng dự án. 

Đến nay, Agile đã trở thành một “nếp” tư duy và làm việc tại PITO, có quá nhiều lợi ích từ Agile mà không thể liệt kê hết. Chúng giúp chúng tôi không chỉ phối hợp tốt hơn, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhanh hơn, mà còn giảm cho việc bị kiệt sức (burn-out) của mỗi cá nhân, cũng như củng cố các mối quan hệ trong công việc và giúp cho cả tập thể có tư duy cầu tiến “growth mindset”.

Tinh thần UbuntuCách chúng tôi xây dựng & nuôi dưỡng cộng đồng.

Từ những bộ lạc châu Phi, triết lý tinh thần Ubuntu ra đời và nuôi dưỡng sự tốt đẹp của những cộng động này. 

Ubuntu thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, với nhận thức I am because we are (Có thể hiểu: “Tôi có được như vậy là nhờ chúng ta được như vậy”).

Ubuntu bao gồm những giá trị: tính cộng đồng, tôn trọng, nhân phẩm, giá trị, chấp nhận, chia sẻ, đồng trách nhiệm, nhân đạo, công bằng, nhân cách, đạo đức, đoàn kết nhóm, lòng trắc ẩn, niềm vui, tình yêu, sự thỏa mãn, hòa giải, v.v. 

Với việc đưa Ubuntu vào đời sống tinh thần của PITO, chúng tôi đã, đang và sẽ sống vì tình bạn, vì lợi ích chung để hướng đến những điều tốt đẹp của cộng đồng của chúng tôi. Cộng đồng này gồm khách hàng, đối tác và nội bộ team PITO.

Self-directed learning – Cách chúng tôi học.

Câu hỏi là PITO sẽ phát triển ra sao trong tương lai? Đó là điều chúng tôi không thể trả lời được, vì thị trường và công nghệ luôn phát triển và thay đổi nhanh chóng. Chỉ có sự thích ứng nhanh và năng lực xuất sắc mới có thể đem đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cho khách hàng.  

Vì vậy, mỗi cộng sự của PITO phải là những người có thể tự biết cách phát triển bản thân mình, như vậy thì PITO mới có thể phát triển nhanh với thị trường.

Nếu một người quan tâm ứng tuyển vào PITO làm việc và không có bằng cấp gì? Đó không phải là điều chúng tôi quan tâm. Chúng tôi sẽ muốn biết người đó có đang sống trong “Genius Zone” của người đó hay không? Vì ở PITO, chỉ có những người có đam mê và có khả năng học tập tự định hướng (self-directed learner) mới có thể đóng góp vào sự phát triển của chúng tôi.

Radical CandorCách chúng tôi suy nghĩ và cư xử.

Trong cuốn sách The Speed of Trust (Tốc độ của niềm tin) tác giả Stephen M.R Covey và Rebecca R. Merrill chứng minh sự tỉ lệ thuận của niềm tin giữa người với người và tốc độ công việc, kết quả đạt được. 

Lấy ví dụ, ở sân bay, thời điểm bình thường, đây vốn dĩ đã là nơi rất thiếu niềm tin vào hành khách của mình, mỗi hành khách khi làm thủ tục check-in sẽ qua 2-3 lần bị kiểm tra. Vì vậy, hành khách mất nhiều thời gian để có thể lên máy bay. Lý do niềm tin vào hành khách của hãng hàng không bị mất đi sau nhiều lần bị cướp máy bay, khủng bố, vận chuyển chất cấm… Và khi dịch Covid-19 xuất hiện, niềm tin này càng mất đi nhiều hơn nữa, dẫn đến thủ tục lên máy bay càng tốn thời gian hơn. 

Sự trung thực và thẳng thắn là cơ sở của niềm tin. Chúng tôi đặt sự tin tưởng tuyệt đối vào các cộng sự của mình, dù đó có thể là một cộng sự vừa vào làm việc. Điều này không chỉ giúp cho công việc được thực hiện nhanh hơn, mà còn củng cố cho những giá trị công việc, tinh thần của PITO.

Với sự ra đời của bảng Culture Deck, chúng tôi chính thức loại bỏ quy định về ngày nghỉ phép, về chi tiêu và về việc xin phê duyệt các quyết định. Mỗi cộng sự toàn quyền trong những quyết định này miễn là nó phù hợp và vì lợi ích tốt nhất cho công ty.

Một môi trường thẳng thắn mang tính xây dựng bắt buộc chúng tôi phải cam kết về việc gạt bỏ cái tôi trong mỗi người, đặc biệt là ở những leader, để có thể tiếp nhận được những ý kiến và đóng góp từ những cộng sự của mình. Nếu như văn hoá của Việt Nam còn trọng sự nể nang về tuổi tác, cấp bậc trong công việc, chúng tôi yêu cầu việc góp ý không được kiêng nể và đặt ở nhân xưng “tôi & bạn” (thay vì anh, chị, em, chú, bác…). 

Nếu vì sự kiêng nể mà làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng và đối tác, giá trị của tổ chức thì điều đó là không thể chấp nhận tại PITO. 

MultiplierCách chúng tôi tuyển dụng và xây dựng đội ngũ.

Nếu như đa số các công ty thường xem tổ chức của mình là một gia đình, và chúng tôi trước đây cũng vậy. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ cho thôi việc một thành viên gia đình dù người đó có biểu hiện hay phong độ kém, ảnh hưởng đến tập thể và sự phát triển của công ty. 

Giờ đây, với sự gợi ý từ văn hoá doanh nghiệp của Netflix và Max Communications, chúng tôi thay đổi cách nhìn và điều chỉnh quan niệm điều hành là “Professional sport team for work, family for life”, tức trong công việc, chúng tôi là đội thể thao chuyên nghiệp, trong cuộc sống chúng tôi là gia đình.

Một đội thể thao chuyên nghiệp được tuyển chọn từ những vận động viên giỏi, phải luôn thi đấu ở phong độ tốt nhất. Trong đó, các vận động viên và ban huấn luyện đều là những người được tuyển chọn, được kỳ vọng luôn giữ được phong độ tốt nhất của mình. Và khắc nghiệt hơn là phải bị loại khỏi đội hình khi không giữ được phong độ đó. 

Những nhân sự ở vị trí lãnh đạo của PITO cũng xem mình là những huấn viên, luôn quan sát, huấn luyện cho đội của mình chơi tốt nhất. Bên cạnh đó, những lãnh đạo luôn tìm kiếm những nhân tố xuất sắc mới, và tạo môi trường cho họ phát triển hết khả năng của họ. 

Phạm Đông Huy

Những bữa ăn giúp mọi người kết nối trong công việc, nhưng việc đặt thì lại không đơn giản và tốn kém. Khi đang là một chủ nhà hàng, Huy đã nhìn thấy vấn đề này và đã sáng lập PITO để giúp doanh nghiệp có thể đặt catering dễ dàng từ những nhà hàng chất lượng ở gần họ nhất. Là một người theo trường phái học tự định hướng (self-directed learner), trải qua 20 năm làm việc trong lĩnh vực khách sạn, PR, sự kiện, nhà hàng, giờ đây Huy tiếp tục dấn thân đóng góp cho ngành dịch vụ ở Việt Nam, hiện Huy đang giữ vai trò CEO của PITO.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Chia sẻ gần nhất:

>