Blog giới thiệu Happy Hours show

Tháng bảy 3

0 comments

Hành trình “Khám phá nghệ thuật kiến tạo hạnh phúc nơi công sở”

"I’ll walk you out!"

Vị CEO của Mitsubishi Electric Việt Nam nói với tôi khi buổi họp kết thúc. Tôi tưởng mình nghe không rõ, cho đến khi tôi bắt đầu di chuyển và ông cùng cộng sự đi với chúng tôi đến thang máy. Đến lúc thang máy mở cửa, ông cúi đầu chào kiểu Nhật trịnh trọng và chúng tôi cũng cúi thấp chào ông tạm biệt.

Bước vào thang máy, tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên, chưa bao giờ có một khách hàng là CEO của một tập đoàn lớn đưa chúng tôi, một đơn vị cung cấp dịch vụ, ra tận cửa một cách trân trọng như vậy. Đó là một ấn tượng mãi không quên cách đây 12 năm, đã khởi đầu cho niềm yêu thích khám phá của tôi về “văn hóa doanh nghiệp”.

Về sau, khi trò chuyện với nhân viên của ông, tôi mới biết được rằng, ở Mitsubishi Electric Việt Nam có một phương thức tuyển dụng rất đặc biệt. Khi một người đã qua vòng phỏng vấn với HR, người trưởng bộ phận hay CEO, thì sau cùng sẽ là một buổi gặp gỡ với tất cả những cộng sự trong bộ phận, những người sẽ trực tiếp làm việc cùng với ứng viên trong tương lai. Nếu như, buổi gặp gỡ này không thành công, tức đa số không đồng ý, thì ứng viên sẽ không được tuyển, bất kể là vị trí chuyên môn quan trọng hay cấp cao thế nào.

Chưa từng nghe tới việc tuyển dụng như vậy ở Việt Nam, nhưng tôi ngay lập tức tin vào ý tưởng này. Với sự hiểu biết của một lãnh đạo non trẻ, tôi luôn cảm thấy bối rối giữa việc chọn người giỏi hay người được yêu mến. Theo lẽ thường, chúng ta ưu tiên chọn người giỏi, mọi thứ sẽ theo sau, đôi khi phải chấp nhận “có tật có tài”. Và thực tế không như vậy, sự phát triển của công ty tôi thời điểm đó luôn gặp những vấn đề với những người tài (nhưng có “tật”?!). Vì thế, khi biết đến cách tuyển dụng của một tập đoàn lớn như Mitsubitshi và được làm việc với nhân sự của họ trong hơn 3 tháng, tôi tin vào cách làm của họ.

Cũng ở một tập đoàn khác, tôi chứng kiến cảnh một người sếp cấp cao, vốn là một người đã rất thành công trong ngành, chỉ tay la mắng vào mặt nhân viên của mình. Trong khi ở công ty trước đó, anh là một người nổi tiếng là giàu cảm xúc, biết cách truyền động lực cho người khác. Tại sao có thay đổi từ một người tích cực thành tiêu cực như vậy? Tôi tìm được câu trả lời, tất cả nằm ở môi trường làm việc, hay gọi một cách toàn diện hơn, chính là “văn hóa doanh nghiệp”.

Có một thực tế rằng, các công ty Việt Nam thường không giỏi trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp như những công ty nước ngoài, đến từ những nước phát triển. Những năm gần đây, một tín hiệu lạc quan là một số doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên, con số này còn khá ít.

Hoạt động gắn kết tại công ty

Khoảnh khắc trong buổi tiệc kết nối nhân viên của Google do PITO thực hiện.

Đa số các công ty Việt Nam khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp thường chỉ tập trung nhiều vào phần nổi, dễ nhìn thấy, như các hoạt động thi đua, team building, khẩu hiệu... nhưng lại thiếu tầm nhìn và thiếu chiều sâu, để xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực, thật sự.

Khi xây dựng PITO, may mắn cho chúng tôi, nhờ dịch vụ catering được sử dụng trực tiếp bởi những người phụ trách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giúp chúng tôi được cơ hội tiếp xúc với nhiều công ty có nơi làm việc tốt nhất ở Việt Nam. Nhờ đó, học hỏi thêm được rất nhiều về lĩnh vực này.

Với những tìm kiếm của team và cá nhân, chúng tôi phần nào hiểu được nguyên nhân vì sao nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng văn hóa doanh nghiệp có chiều sâu được. Dù cho hiện nay đã có nhiều tài liệu, sách vở hơn về chủ đề này, nhưng kinh nghiệm thực tế lại rất ít.

Trong khi những doanh nghiệp nước ngoài đã xây dựng thành công những nơi làm việc tốt nhất ở Việt Nam, sau thời gian xây dựng và điều chỉnh với văn hóa, con người Việt Nam, thì vẫn chưa có nhiều sự chia sẻ kinh nghiệm thực tế này.
Trong các hội, nhóm, seminar… online hay offline của nghề nhân sự, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, kết nối con người được nhắc đến, còn sơ sài, hời hợt.

Trong khi lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất lớn, ảnh hưởng không chỉ trực tiếp đến sự phát triển bền vững của công ty, mà còn giúp cho nhân viên có được môi trường làm việc nhiều động lực tốt và là một phần đáng kể giúp họ có được đời sống tinh thần chất lượng trong cuộc sống hối hả ngày nay.
Đến từ mong muốn của PITO, và nhận được sự đồng tình ủng hộ từ những người đang làm nghề, chúng tôi đã thành lập cộng đồng Office Hero là nơi kết nối và chia sẻ giữa những người làm nghề Employee Engagement từ 2021. Sau giai đoạn gián đoạn ảnh hưởng vì dịch Covid-19. Với sự phục hoạt, chúng tôi quyết định đổi tên thành “Happy Hours”, tên gọi có sự liên hệ gần gũi và phản ánh đúng ý nghĩa từ kết quả công việc của People Engagement hơn.

Một trong những hoạt động chính của cộng đồng Happy Hours, đó là chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ chính những người dày dạn kinh nghiệm trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty. Chúng tôi thực hiện qua định dạng Podcast với tên gọi “Happy Hours Show - Exploring the Art of People Happiness”. Với mỗi một số là một khách mời từ những công ty có nơi làm việc tốt nhất.

Khách mời trò chuyện tại Happy Hours Show

Những vị khách mời đầu tiên trong Podcast "Happy Hours Show" đến từ các công ty như Money Forward Vietnam, Home Credit, Chợ Tốt...

Không chỉ có những doanh nghiệp lớn, đa quốc gia, quy mô hàng ngàn nhân viên, và tài chính triệu hay tỉ đô sẽ được mời chia sẻ. Khách mời của chúng tôi sẽ mở rộng đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tất cả họ đều có một mẫu số chung, đó là những “chuyên gia hạnh phúc” dày dạn kinh nghiệm trong việc xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đem lại sự phát triển bền vững cho tổ chức và hạnh phúc cho nhân viên.

Mời các bạn cùng theo dõi, đóng góp thêm những phản hồi và câu hỏi cho chúng tôi. Rất mong một ngày nào đó, sẽ được đón tiếp bạn đến với cộng động Happy Hours, hay là một khách mời trong podcast “Happy Hours Show”.

Bạn có thể đón nghe các tập phát sóng mới nhất của Podcast tại: https://pito.vn/happy-hours-show

Phạm Đông Huy

Những bữa ăn giúp mọi người kết nối trong công việc, nhưng việc đặt thì lại không đơn giản và tốn kém. Khi đang là một chủ nhà hàng, Huy đã nhìn thấy vấn đề này và đã sáng lập PITO để giúp doanh nghiệp có thể đặt catering dễ dàng từ những nhà hàng chất lượng ở gần họ nhất. Là một người theo trường phái học tự định hướng (self-directed learner), trải qua 20 năm làm việc trong lĩnh vực khách sạn, PR, sự kiện, nhà hàng, giờ đây Huy tiếp tục dấn thân đóng góp cho ngành dịch vụ ở Việt Nam, hiện Huy đang giữ vai trò CEO của PITO.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Chia sẻ gần nhất:

Đặt tiệc là phải nhanh!
>